Top 5 phương pháp cắt sắt phổ biến hiện nay
Sắt là vật liệu kim loại có độ cứng và độ bền cao, thế nên, gia công cắt khắc sắt là công đoạn khó khăn nhất trong quy trình hoàn thiện sản phẩm. Trước khi công nghệ cắt Laser sắt ra đời, con người đã sử dụng rất nhiều cách khác nhau để gia công sắt tùy vào độ dày của bề mặt vật liệu.
Các phương pháp cắt khắc sắt hiện nay:
1. Cắt thủ công:
Với phương pháp cắt thủ công, máy cưa lọng sẽ được sử dụng để gia công sắt. Thông thường, người thợ sẽ vẽ phác thảo hình dáng sản phẩm với kích thước tương ứng lên giấy trắng, sau đó đặt lên bề mặt vật liệu và bắt đầu cắt.
Tuy có chi phí đầu tư thấp nhưng cách cắt sắt này có năng suất không cao, chất lượng sản phẩm hoàn toàn phụ thuộc vào tay nghề của người thợ. Bên cạnh đó, phương pháp này chỉ cắt được sản phẩm với hình dáng đơn giản, đường cắt thô sơ, còn vết răng cưa, cần gia công xử lý lại.
2. Ăn mòn điện hóa:
Hiểu một cách đơn giản, cắt sắt bằng phương pháp ăn mòn điện hóa nghĩa là sử dụng hóa chất để loại bỏ những phần vật liệu không cần thiết và tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Cách thực hiện: Trước tiên, người thợ sẽ cắt decal bảo vệ theo hình dáng mong muốn và dán lên bề mặt vật liệu. Tiếp đó, đổ hóa chất ăn mòn kim loại lên toàn bộ bề mặt, những vị trí không được dán decal bảo vệ sẽ bị hóa chất ăn mòn.
Phương pháp cắt sắt này cho chất lượng sản phẩm không ổn định, độ sắc nét của vết cắt không cao, tốc độ cắt tùy thuộc vào loại hóa chất ăn mòn được sử dụng. Thế nên, cắt sắt bằng hóa chất ăn mòn chỉ phù hợp với những sản phẩm có kích thước nhỏ và mỏng.
3. Cắt sắt bằng tia nước:
Phương pháp này sử dụng tia nước (hỗn hợp giữa nước và hạt đá mài) có áp suất lớn và tốc độ cao để cắt kim loại sắt. Ngoài kim loại, máy cắt bằng tia nước có thể cắt được những loại vật liệu khác như đá, bê tông hoặc những vật cứng khác.
4. Cắt sắt bằng máy Plasma CNC:
Nguyên lý: Sử dụng tia Plasma với nhiệt độ cao truyền tới đầu cắt và luồng khí áp suất lớn trong buồng khí để đốt cháy và thổi bay kim loại, sắt ra khỏi rãnh cắt. Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cắt sắt bằng tia Plasma sẽ phụ thuộc vào những yếu tố như: Cường độ dòng điện, luồng khí sử dụng, khoảng cách từ đầu cắt đến bề mặt vật liệu và tốc độ cắt.
Tuy nhiên, những loại máy cắt Plasma thường có tốc độ lớn, rất khó để người sử dụng điều chỉnh khoảng cách cắt chính xác. Thế nên, dù máy cắt Plasma có thể cắt được tấm sắt với độ dày lên đến 40mm nhưng lại tạo ra sản phẩm với độ chính xác không cao, vết cắt không có đủ độ mượt. Bên cạnh đó, chùm tia Plasma có kích thước lớn, đường cắt sẽ bị cháy nám, sản phẩm cần phải gia công xử lý lại trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
5. Công nghệ cắt Laser sắt:
Cắt Laser là công nghệ gia công tiên tiến nhất hiện nay. Phương pháp này có nhiều ưu điểm nổi bật như: Tốc độ cắt nhanh, cắt được hầu hết các vật liệu kim loại và phi kim (kể cả những kim loại có tính phản quang như đồng, nhôm…), vết cắt sắc nét, độ chính xác cao.
Đặc biệt, công nghệ cắt sắt bằng tia Laser có thể gia công được những sản phẩm với kích thước rất nhỏ (10mm) hoặc sản phẩm có hình dáng phức tạp, nhiều chi tiết. Bên cạnh đó, máy cắt Laser còn có khả năng cắt kim loại ống với độ dày lên đến 14mm và đường kính 250mm.
- Ứng dụng của thép tấm trong ngành xây dựng (17.10.2024)
- 5 loại kim loại thường được sử dụng trong gia công cơ khí (17.10.2024)
- Gia công cắt gọt kim loại là gì? (17.10.2024)
- Tại sao cần làm sạch bề mặt kim loại? (17.10.2024)
- 3 Phương pháp gia công cắt thép tấm có thể bạn chưa biết (17.10.2024)
- Tìm hiểu về các thông số để cắt laser (11.09.2024)
- Các kinh nghiệm hữu ích khi thiết kế file để cắt laser (11.09.2024)
- Ưu điểm nổi trội của công nghệ cắt Laser (11.09.2024)
- Cần lưu ý những gì khi gia công cắt laser kim loại? (11.09.2024)
- Tác hại của việc cắt laser đối với cơ thể con người và các biện pháp bảo vệ (11.09.2024)
- Cắt laser CNC trong ngành công nghiệp ô tô (10.04.2024)
- Ứng dụng cắt laser CNC trong ngành y tế (10.04.2024)